Ván ép hiện nay đang là loại vật liệu được rất nhiều người ưa chuộng bởi nó tập hợp các đặc điểm và tính năng tốt nhất của các loại gỗ khác nhau. Tuy nhiên, để cho ra đời sản phẩm gỗ ván ép hoàn chỉnh thì cần phải trải qua quy trình sản xuất gỗ ván ép không hề đơn giản. Hãy cùng VÁN ÉP MIỀN NAM tìm hiểu các bước tạo nên gỗ ván ép và các tiêu chuẩn của nó qua bài viết sau đây.
1. Ván ép là gì?
Ván ép hay còn được gọi là gỗ dán, chúng có tên tiếng anh là Plywood. Đây là dòng ván gỗ công nghiệp được tạo ra bằng cách xếp chồng các ván gỗ tự nhiên láng mỏng lên nhau liên tục và liên kết với nhau bằng keo chuyên dụng. Ứng dụng chính của nó là sản xuất đồ nội thất (bàn, ghế, giường, tủ...) và làm ván dùng trong xây dựng. Các loại gỗ chủ yếu dùng làm ván ép là: tràm, thông, cao su, bạch đàn, bạch dương, keo... Ván ép có nhiều độ dày đa dạng: 3mm, 5mm, 6mm, 8mm, 10mm, 12mm, 15mm, 18mm, 20mm, 25mm đáp ứng được nhiều nhu cầu sử dụng.
2. Lịch sử ra đời và phát triển của ván ép
Gỗ dán là loại ván gỗ công nghiệp lâu đời nhất trong lịch sử nhân loại. Nhiều bằng chứng khảo cổ đã cho thấy từ 1500 năm trước, con người đã biết dán nhiều lớp gỗ mỏng lên nhau để tạo thành một loại vật liệu xây dựng có độ bền cơ học tuyệt vời. Sau đó người Hy Lạp và La Mã đã sử dụng kỹ thuật này để sản xuất đồ nội thất cao cấp và các đồ vật trang trí khác. Vào những năm 1600, nghệ thuật trang trí đồ nội thất bằng những mảnh gỗ mỏng xuất hiện, được biết đến với tên gọi là veneering, theo đó, những tấm ván mỏng này được gọi là veneer.
Cho đến cuối những năm 1700, các tấm ván lạng veneer đã được cắt hoàn toàn bằng tay. Năm 1797, Ngài Samuel Bentham, người Anh, đã xin cấp bằng sáng chế cho một số máy móc để sản xuất veneer. Trong các ứng dụng bằng sáng chế của mình, ông đã mô tả khái niệm dán nhiều lớp veneer bằng keo để tạo thành tấm ván dày hơn, mô tả đầu tiên về cái mà chúng ta gọi là gỗ dán.
Tuy nhiên mất gần một trăm năm để ván ép plywood có sản phẩm thương mại đầu tiền ngoài ngành công nghiệp đồ nội thất. Khi ván ép bắt đầu phổ biến và nhu cầu sử dụng ván plywood tăng lên, một số công ty bắt đầu sản xuất ván ép. Lúc này ván ép không chỉ sử dụng cho nội thất nhà cửa mà còn được sử dụng nội thất trong xe lửa, xe buýt và máy bay.
Đến năm 1928, tấm ván ép có kích thước 4 x 8 ft ( 1,22 x 2,44 m) đầu tiên được ra mắt tại một buổi triển lãm ở Mỹ. Sau đó kích thước này đã trở thành tiêu chuẩn chung cho các loại ván gỗ công nghiệp. Trong những thập kỷ tiếp theo, chất kết dính được cải tiến và phương pháp sản xuất mới cho phép ván plywood được sử dụng cho nhiều ứng dụng khác nhau. Ngày nay, ván ép plywood đã thay thế gỗ xẻ cho nhiều mục đích xây dựng, nội thất. Sản xuất ván plywood đã trở thành một ngành công nghiệp trị giá hàng tỷ đô la trên toàn thế giới.
3. Quy trình sản xuất ván ép
Để tạo ra thành phẩm ván ép đạt tiêu chuẩn đòi hỏi phải trải qua một quy trình vô cùng nghiêm ngặt và được kiểm định chặt chẽ.
3.1 Giai đoạn 1: Thu hoạch gỗ tự nhiên
Thu hoạch gỗ nguyên liệu cho quá trình sản xuất ván ép
Thu hoạch gỗ tự nhiên là một giai đoạn vô cùng quan trọng trong quy trình sản xuất ván ép, bởi vì để thành phẩm đạt chất lượng tốt thì nguyên liệu gỗ đầu vào phải tốt. Gỗ được dùng làm ván ép thường là các loại cây gỗ lá rộng như gỗ dẻ, gỗ lim xanh, gỗ trâm tía, kháo,… và gỗ của cây lá kim như thông, tùng.
Gỗ của các cây lá rộng như gỗ dẻ, gỗ lim thường dùng trong sản xuất sàn gỗ ép, cốt gỗ, thiết kế đồ dùng nội thất hoặc làm các vách ngăn bằng gỗ.
Gỗ của các cây lá kim thì dùng cho các công trình lớn như xây dựng, thi công.
Sau khi đã chọn được các cây gỗ phù hợp, gỗ sẽ được cắt lấy phần thân, bỏ cành và lá rồi đem về nhà máy chế biến.
3.2 Giai đoạn 2: Sơ chế gỗ
Thân gỗ sau khi đưa về sẽ được loại bỏ những thành phần không cần thiết, sau đó tiến hành ngâm vào nước trong một khoảng thời gian nhất định để dễ bóc vỏ và cắt theo nhiều kích thước khác nhau.
Gỗ sau sơ chế
3.3 Giai đoạn 3: Sản xuất ván ép
Bước 1: Tiến hành bóc tách vỏ và cắt gỗ thành từng khúc theo kích thước yêu cầu.
Bước 2: Đưa miếng gỗ vào máy cắt lá để cắt thành những tấm gỗ mỏng.
Bước 3: Đưa những tấm gỗ mỏng vào dây chuyền để cắt và phân loại theo kích thước yêu cầu.
Cắt gỗ theo tiêu chuẩn
Bước 4: Cho những tấm gỗ mỏng đã được phân loại vào máy sấy khô và tiến hành sấy đến khi đạt độ ẩm quy định.
Bước 5: Sử dụng công nghệ quét để tìm kiếm và phát hiện những khiếm khuyết trên gỗ và tiến hành sửa lỗi nếu có.
Đưa gỗ vào máy sấy
Bước 6: Làm sạch tấm ván và phủ keo kết dính lên hai mặt ván, xếp các tấm gỗ chồng lên nhau với độ dày theo yêu cầu.
Bước 7: Đưa tấm ván vừa tạo thành vào máy ép lạnh để đảm bảo keo dính phân bố đồng đều.
Bước 8: Đưa tấm ván vào máy ép nóng trong thời gian quy định để các tấm gỗ được liên kết chặt lại với nhau.
Bước 9: Làm nguội ván ép sau khi ép nóng và tiến hành cắt tỉa, chà nhám để bỏ cạnh, làm mịn hai mặt ván.
Chà nhám ván ép
Bước 10: Kiểm tra chất lượng ván ép thành phẩm.
Sau khi trải qua 3 công đoạn, ván ép thành phẩm sẽ được đóng gói và bảo quản trong kho theo quy định hoặc phân phối đến khách hàng.
Ván ép thành phẩm được bảo quản trong kho
4. Tiêu chuẩn sản xuất ván ép
Để ván ép thành phẩm được đánh giá tốt cần đáp ứng các tiêu chuẩn sau:
- Tấm gỗ mỏng sau khi sấy khô cần được bảo quản ít nhất 24 giờ, độ ẩm phải luôn được giữ từ 6 - 8%.
- Keo dán dùng để liên kết các tấm ván ép phải là loại thích hợp như keo protein, keo phenol formaldehyde…
- Lực ép gỗ phải đạt tiêu chuẩn để các tấm ván được chắn chắn và bền.
- Ván ép cần có độ cân đối, không có tình trạng bị lệch. Đồng thời phải có độ cứng, chắc chắn, không xô, cong vẹo, chịu lực tốt
- Quy trình sản xuất gỗ ván ép phải trải qua đầy đủ các giai đoạn, không bỏ sót. Mỗi giai đoạn đều phải thực hiện theo đúng tiêu chuẩn, thường xuyên được kiểm tra.
Thành phẩm ván ép đạt tiêu chuẩn
Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về Quy trình sản xuất gỗ ván ép. Hy vọng qua bài viết này, bạn đã hiểu thêm phần nào về gỗ ván ép. Nếu có nhu cầu cần tìm hiểu và mua gỗ ván ép, hãy nhanh tay liên hệ đến VÁN ÉP MIỀN NAM để được tư vấn báo giá và trải nghiệm những sản phẩm ván ép tốt nhất.
VÁN ÉP MIỀN NAM
Nhà xưởng 1: Đường tỉnh 868, Ấp 6, xã Phú Cường, Huyện Cai Lậy, Tiền Giang.
Nhà xưởng 2: Ấp Đức Hạnh 1, xã Đức Lập Hạ, huyện Đức Hòa, Long An.
Nhà xưởng 3: Xã Bình Minh, huyện Trảng Bom, Đồng Nai.
Nhà xưởng 4: Xã Thuận Hòa, huyện Thuận An, Bình Dương.
Văn phòng: 91 Huỳnh Tấn Phát, Phường Tân Thuận Đông, Quận 7, Tp. HCM
Điện thoại: 0903 806 892
Zalo: 0903 806 892
Email: vanepmiennam@gmail.com
Website: https://vanepmiennam.com/
- VÁN ÉP GIÁ RẺ - VÁN ÉP ĐÓNG GÓI HÀNG HOÁ (27.06.2024)
- CUNG CẤP VÁN ÉP TẠI BIÊN HOÀ (03.04.2024)
- Phân biệt giữa các loại ván ép? (12.06.2023)
- Ván ép coppha phủ phim là gì? - Bảng giá ván ép coppha phủ phim (12.06.2023)
- Ván ép phủ phim là gì? - Bảng giá ván ép phủ phim (12.06.2023)
- Ván ép bao bì là gì? - Bảng giá ván ép bao bì? (12.06.2023)
- Quy trình sản xuất ván ép phủ phim (08.06.2023)
- Viet Nam Plywood (26.05.2023)
- VÁN PLYWOOD TẠI ĐỒNG THÁP (27.04.2023)
- VÁN ÉP ĐÓNG THÙNG TẠI ĐỒNG THÁP (27.04.2023)
- VÁN ÉP LÓT HÀNG TẠI ĐỒNG THÁP (27.04.2023)
- VÁN ÉP LÓT SÀN CONTAINER TẠI ĐỒNG THÁP (27.04.2023)